Trước ngày 1-7-2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hoá bằng Container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Đây là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định 10/NĐ- CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô chính thức có hiệu lực từ 1/4/2020 tới đây.
Hình ảnh camera phải được truyền 3-5 phút/lần
Đây là một trong những quy định theo Nghị định mới về điều kiện kinh doanh vận tải. Cụ thể, hình ảnh camera trên xe phải được truyền với tần suất từ 15 – 20 lần/h về đơn vị kinh doanh vận tải. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.
Dự thảo này đã được rà soát và hoàn thiện theo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và ý kiến của Bộ trưởng các bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Thông tin và truyền thông, Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia trên các lĩnh vực.
>>> Xem thêm Camera hành trình chất lượng
Việc lắp camera trước tiên là giúp chính doanh nghiệp kiểm soát được hành vi của lái xe, lái xe có buồn ngủ, có nghe điện thoại hay có những hành vi bất thường hay không, qua đó giúp đảm bảo lái xe tập trung tuyệt đối khi điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng giám sát được trong xe có chở quá số người quy định hay không, giải quyết triệt để tình trạng nhồi nhét khách xảy ra thường xuyên như hiện nay. Khi có dữ liệu từ doanh nghiệp gửi về, cơ quan quản lý có thể xử phạt nguội.
Việc lắp camera giám sát tài xế và giám sát trên xe là quy định phù hợp với yêu cầu của thực tiễn để giám sát, phát hiện và ghi nhận tình các hành vi có nguy cơ cao gây TNGT của lái xe nhằm giúp cho người điều hành cảnh báo, giáo dục, ngăn ngừa vi phạm của lái xe hay phục vụ, phòng tránh tai nạn xảy ra.
>>> Xem thêm Địa chỉ lắp camera hành trình uy tín, giá tốt tại Thanh Hóa